Ngày 04/12/2018,
Tổng cục Hải quan phối hợp với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)
tổ chức Hội nghị “Lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo Thông tư quy định tiêu chí
đánh giá tuân thủ và tổ chức đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong
quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa”.
Tham dự hội thảo có ông Hoàng Việt Cường - Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đại diện các hiệp hội Sữa Việt Nam; Hiệp hội
Chế biến và xuất khẩu thủy sản; Hiệp hội Logistics Việt Nam… và đại diện gần 40
doanh nghiệp.

Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan, phát biểu tại Hội thảo.
Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp
trong hoạt động xuất nhập khẩu là nội dung mới thể hiện tinh thần cải cách thủ tục
hành chính, công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan hải quan, tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trước đây đã có nhiều văn bản
quy định về công tác đánh giá tuân thủ của ngành Hải quan như: Luật hải quan
năm 2014 (khoản 2 Điều 17); Điều 14, Nghị định số 08/2015/N Đ-CP về đánh giá
tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan; Khoản 1 Điều 15 Nghị định số
08/2015N Đ-CP về thực hiện phân loại mức độ rủi ro; Điều 8 Thông tư số 38/2015/TT-BTC
về đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã
đạt được, công tác đánh giá tuân thủ trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn
chế như: Cách thức phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động
xuất nhập khẩu chưa phù hợp với khuyến nghị của Hải quan thế giới và điều kiện
thực tế; tiêu chí đánh giá chưa sát với thực tế quá trình hoạt động của doanh
nghiệp (DN); chưa xem xét đầy đủ, toàn diện các yếu tố tác động đến sự tuân thủ
của DN trong hoạt động XNK; DN chưa được tham gia vào quá trình đánh giá tuân
thủ; cơ chế, chính sách quản lý và ưu tiên đối với doanh nghiệp
tuân thủ hiện nay còn hạn chế…
Từ hạn chế nêu trên, cơ chế đánh giá tuân thủ
hiện nay không còn phù hợp, chưa theo kịp với yêu cầu cải cách, hiện đại hóa và
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của
Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; và tại Nghị quyết
19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ yêu cầu “…Công khai các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ doanh nghiệp…”;
Việc xây dựng và ban hành Thông tư này sẽ giúp
cho doanh nghiệp nâng cao nhận thức, đồng thời, góp phần nâng cao tính tuân thủ
pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động XNK. Dự thảo Thông tư gồm 03 chương
17 Điều, quy định đầy đủ các nội dung mà cơ quan hải quan, doanh nghiệp quan
tâm từ nguyên tắc đến tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;
quy định hợp tác trao đổi thông tin của doanh nghiệp với cơ quan hải quan phục
vụ việc đánh giá tuân thủ pháp luật; quyền lợi doanh nghiệp được hưởng khi tham
gia chương trình tuân thủ pháp luật…
Theo Tổng cục Hải quan, Dự thảo Thông tư khi được gửi đi để lấy ý kiến
nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp và các Hiệp hội. Tại Hội
nghị 12 ý kiến được nêu ra. Trong đó, nhiều ý kiến còn tỏ ra băn khoăn như: ý
kiến của đại diện doanh nghiệp thuộc tập đoàn Vinacomin cho rằng: “Doanh nghiệp nhỏ nên hoạt động
xuất nhập khẩu chỉ đạt số lượng dưới 100 tờ khai/năm, mặc dù tuân thủ rất tốt
pháp luật hải quan nhưng vẫn không thể đáp ứng được tiêu chí mức 2 như Điều 6 Thông
tư quy định tiêu chí đánh giá”
Hay ý kiến của đại diện công ty Elextrolux: “Doanh nghiệp FDI gặp thực tế mắc lỗi sửa tờ
khai do cơ quan hải quan không chấp nhận trị giá do doanh nghiệp khai báo
(doanh nghiệp được hoàn thuế nên không có việc cố tình gian lận trị giá tính
thuế) như vậy doanh nghiêp vừa bị phạt về trị giá vừa bị đánh giá không tuân thủ
pháp luật hải quan trong khi thực tế không phải doanh nghiệp cố tình gian lận.
Đề nghị Tổng cục Hải quan nghiên cứu để các quy định chính sách được phù hợp thực
tế.
Giám đốc Công ty tư vấn C&A đưa ra ý kiến: tại Điều 2 “Đối tượng
áp dụng” là đánh giá doanh nghiệp hoạt động XNK hay tất cả những người làm thủ
tục hải quan vì doanh nghiệp và người khai hải quan là khác nhau, đối tượng cần
làm rõ là những ai? hay tại Điều 6: “Tiêu chí để đánh giá xuất nhập khẩu đươc
phân thành 4 mức, mỗi mức có những tiêu chí đánh giá riêng. Liệu các doanh nghiệp
không xếp vào loại 1, loại 2, loại 3 mà thuộc đối tượng đánh giá phân loại vào
loại 4 có cần phải đưa vào các tiêu thức đánh giá không?
Các ý kiến đưa ra đã được Ban soạn thảo giải
trình, lựa chọn, tiếp thu để trình các cấp xem xét. Dự thảo Thông tư tiếp tục
được lấy ý kiến rộng rãi các cộng đồng doanh nghiệp, để bổ sung hoàn thiện, dự
kiến sẽ trình Bộ Tài chính ban hành trong tháng 12/2018.

Quang
cảnh tại Hội thảo