Địa chỉ: Số 159 đường Lê Hồng Phong, P. Hải An, Thành phố Hải Phòng
Điện thoại: (022) 53 836 262
FAX: (022) 53 859 993
Website: www.hpcustoms.gov.vn
1. Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành và phát
triển:
Sau
khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên
Giáp thừa uỷ nhiệm của Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số 27/SL ngày 10 tháng 9 năm 1945
thành lập Sở Thuế quan và thuế gián thu, khai sinh ra ngành Hải quan
Việt Nam, với nhiệm vụ là: Thu các loại thuế nhập cảng và xuất cảng,
thu thuế gián thu. Sau đó ngành thuế quan được giao thêm nhiệm vụ
chống buôn lậu thuốc phiện và quyền được định đoạt, hoà giải với các
vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu. Hệ thống tổ chức của ngành
thuế quan và thuế gián thu toàn quốc gồm có: Ở Trung ương có Sở thuế
quan và thuế gián thu (sau đổi thành Nha quan thuế và thuế gián thu)
thuộc Bộ Tài chính. Ở địa phương chia làm 3 miền: Bắc bộ, Trung bộ
và Nam bộ, mỗi miền có: Tổng thu Sở thuế quan; Khu vực thuế quan;
Chính thu sở thuế quan; Phụ thu sở thuế quan.
Ngày
20 tháng 11 năm 1946, quân đội Pháp đã nổ súng vào thuế quan ta,
chiếm Ty thuế quan Hải Phòng. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống
thực dân Pháp của dân tộc, Hải quan Việt Nam cùng quân dân cả nước
phối hợp cùng các lực lượng khác thực hiện chủ trương của Đảng và
Nhà nước là bao vây và đấu tranh kinh tế với địch. Hiệp định Geneve
về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết ngày 20 tháng 7 năm
1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Quân Pháp buộc phải rút
quân khỏi trung du, đồng bằng Bắc Bộ về tập kết 300 ngày (khu vực
Hải Phòng), chờ rút quân về nước. Chính phủ ban hành thể lệ, thủ tục
mới về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu giữa vùng giải phóng và “khu
tập kết 300 ngày”. Bộ Công thương ban hành Nghị định số 87/BTC-NĐ-KB
ngày 14 tháng 4 năm 1955 của Bộ công thương về việc thành lập Sở Hải
quan Hải Phòng., bao gồm các đơn vị trực thuộc: phòng Tổ chức cán bộ;
phòng Hành chính quản trị; phòng Giám quản hàng hoá xuất nhập khẩu
và công cụ vận tải xuất nhập cảnh; phòng Kiểm hoá và thuế – Giá biểu;
Phòng Kiểm nghiệm hàng hoá; phòng Kiểm soát và xử lý; phòng Thuyền
vụ làm nhiệm vụ bảo quản, điều động phương tiện thuỷ các loại để
phục vụ công tác kiểm soát, sửa chữa, đóng mới tầu thuyền; đội Kiểm
soát, giám sát vùng duyên hải; đội Thương cảng; phòng Hải quan Hòn
Gai; phòng Hải quan Cửa Ông; phòng Hải quan Diêm Điền; phòng Hải
quan Đồ Sơn; phòng Hải quan Cát Bà; phòng Quản lý xuất nhập khẩu.
Tháng 4/1958, Bộ Thương nghiệp chia tách thành 2 bộ là Bộ Nội thương
và Bộ Ngoại thương, ngành Hải quan trực thuộc Bộ Ngoại thương. Hải
quan Hải Phòng được đổi tên là Phân sở Hải quan Hải Phòng và trực
thuộc Sở Hải quan Trung ương.
Ngày
17 tháng 6 năm 1962, Bộ Ngoại thương có Quyết định số
490/BNT-QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan Trung ương thành Cục Hải quan
Trung ương trực thuộc Bộ Ngoại thương và đổi tên Phân sở Hải quan
Hải Phòng thành Phân cục Hải quan Hải Phòng.
Đầu
thập niên 80, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của Phân cục Hải
quan Hải Phòng có nhiều biến động, bộ máy lúc đó bao gồm: phòng Tổ
chức – Cán bộ; phòng Hành chính - quản trị; phòng Giám quản hàng mậu
dịch; phòng Kiểm soát và xử lý tố tụng; phòng Tổng hợp – pháp chế;
Hải quan bưu điện; Hải quan cảng chính; Trạm Hải quan cảng Chùa Vẽ.
Ngày
20/11/1984, sau khi được Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng
cục Hải quan, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 139/HĐBT quy định
chức năng nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy Tổng cục Hải quan. Phân
cục Hải quan Hải Phòng được đổi tên gọi thành Hải quan Thành phố Hải
Phòng gồm: phòng Tổ chức – cán bộ; phòng Hành chính - quản trị;
phòng Giám quản; phòng Kiểm soát và xử lý tố tụng; phòng Tổng hợp –
pháp chế; Hải quan Bưu điện; Hải quan cảng Hải Phòng; Hải quan Trạm
trả hàng phi mậu dịch Vạn Mỹ. Về biên chế, đã được tăng lên đáng kể
qua các năm 1986, 1987, 1988.
Năm
1994, Hải quan thành phố Hải Phòng được đổi tên thành Cục Hải quan
TP Hải Phòng và thủ trưởng cơ quan được gọi là Cục trưởng cục Hải
quan tỉnh, thành phố (Quyết định số 91/TCHQ-TCCB ngày 01 tháng 06
năm 1994 của Tổng cục Hải quan). Bộ máy tổ chức Cục Hải quan TP Hải
Phòng gồm 13 phòng, ban và đơn vị tương đương: Văn phòng; phòng Tổ
chức cán bộ đào tạo; Thanh tra; phòng Tài vụ - Quản trị; Hải quan
Vạn Mỹ; Hải quan quản lý các KCX, KCN Hải phòng; Hải quan Diêm Điền
(Thái Bình); Hải quan Hưng Yên; Hải quan Hải Dương; phòng Giám quản
I; phòng Giám quản II; phòng Kiểm tra thu thuế XNK; Hải quan Bưu
điện Hải Phòng.
Năm
1998 thành lập Hải quan Cảng I và Hải quan Cảng II, đặt thêm 3 điểm
thông quan tại Khu công nghiêp và khu chế xuất Hải Phòng, tại Hải
Dương và Hưng Yên. Như vậy từ 5 điểm thông quan trong các năm
1996-1997 thì đến năm 1998 đã có 10 điểm thông quan được duy trì để
đáp ứng yêu cầu giải phóng một số khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
ngày càng tăng.
Sau
khi Luật Hải quan ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2002, bộ máy tổ chức của Tổng cục Hải quan và các cục Hải quan
địa phương cũng được sắp xếp xây dựng theo quy định của Luật Hải
quan và phù hợp với các quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và
quy trình nghiệp vụ Hải quan. Cục Hải quan TP Hải Phòng các phòng,
ban tham mưu và tương đương, các Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi
cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Các đơn vị trực thuộc gồm 17 phòng ban
và Chi cục (8 chi cục, 1 đội kiểm soát, 8 phòng ban và tương đương).
Gồm: Văn phòng; phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo; phòng Thanh Tra;
phòng Nghiệp vụ; phòng Trị giá tính thuế; phòng Kiểm tra sau thông
quan;pPhòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý; đội Kiểm soát Hải quan;
Trung tâm dữ liệu và Công nghệ thông tin; Chi cục Hải quan cửa khẩu
cảng Hải Phòng khu vực I; Chi cục hải quan CK cảng Hải Phòng khu vực
II; Chi cục Hải quan CK cảng Hải Phòng khu vực III; Chi cục Hải quan
Quản lý hàng đầu tư gia công; Chi cục Hải quan KCX, KCN Hải Phòng;
Chi cục Hải quan Thái Bình; Chi cục Hải quan Hải Dương; Chi cục Hải
quan Hưng Yên.
Đến
nay Cục Hải quan Hải Phòng gồm 20 đơn vị trực thuộc bao gồm: 09 chi
cục Hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu, 08 phòng ban tham mưu, 03
đơn vị tương đương (Trung tâm DL và CNTT là đơn vị tương đương
cấp phòng; Đội KSHQ là đơn vị tương đương cấp Chi cục và Chi cục
kiểm tra sau thông quan là Chi cục thực hiện chức năng riêng biệt)
để phù hợp với tình hình mới.
Trải qua hơn nửa thế
kỷ trưởng thành và phát triển, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng trở
thành một đơn vị điển hình của Hải quan Việt Nam với rất nhiều thành
tích xuất sắc. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Hải quan Hải Phòng đã
phát huy nội lực, sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào
quản lý nhà nước về hải quan; liên tục là đơn vị dẫn đầu phong trào
thi đua toàn ngành Hải quan. Cục Hải quan Hải Phòng luôn hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ và đạt được những danh hiệu cao quý như: Anh hùng
Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2006); Huân chương Lao động hạng Nhất,
hạng Nhì; Huân chương Độc lập hạng Nhì; Cờ Thi đua của Chính phủ, Bộ
Tài chính, Tổng cục Hải quan; UBND TP Hải Phòng và 3 tỉnh Thái Bình,
Hưng Yên, Hải Dương tặng nhiều cờ thi đua và bằng khen. Hàng trăm
lượt cá nhân, tập thể được nhận Bằng khen của Chính phủ, Bộ Tài
chính, Tổng cục Hải quan, Thành phố Hải Phòng, các tỉnh Thái Bình,
Hải Dương, Hưng Yên. Cục Hải quan Hải Phòng phấn
đấu đến năm 2015 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.
2. Sơ đồ bộ máy tổ chức:
