Địa chỉ: Số 154 Trần Phú, Phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: (023) 93 693 734
FAX: (023) 93 855 467
Website: www.htcustoms.gov.vn
1. Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành và
phát triển:
Cục Hải quan Hà Tĩnh là cơ quan trung ương đóng trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh, được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, là đơn vị
hành chính hoạt động theo nguyên tắc “Tập trung thống nhất”.
Thực hiện chủ trương của nhà nước về việc tách tỉnh Nghệ Tĩnh
thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Tổng cục Hải quan có quyết
định số 107/TCHQ-TCCB ngày 06/6/1992, tách Hải quan Nghệ Tĩnh,
thành lập Hải quan Nghệ An và Hải quan Hà Tĩnh (nay là Cục Hải
quan Hà Tĩnh). Mặc dù trong quá trình phát triển, Cục Hải quan
Hà Tĩnh luôn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm giúp đỡ,
chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa
phương và trực tiếp của Tổng cục Hải quan nên Cục Hải quan Hà
Tĩnh đã vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của
mình.
Hiện nay, Cục Hải quan Hà Tĩnh có đội ngũ cán bộ, công chức
có năng lực và được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đủ điều
kiện phục vụ tốt nhiệm vụ của ngành Hải quan Việt Nam. Trong sự
nghiệp phát triển của mình, nhiều năm liền Cục Hải quan Hà Tĩnh
đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và Uỷ ban nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh tặng nhiều phần thưởng cao quý.
Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Hải
quan có chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số
1027/QĐ/BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính và các quy định khác
của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Hải quan,
có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà
nước về Hải quan, thực thi Luật Hải quan và các pháp luật khác
liên quan trên địa bàn, đồng thời có những nhiệm vụ sau:
Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy
định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải
quan, gồm:
- Thực hiện thủ
tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận
tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật;
- Thu thập, khai
thác, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quantheo quy định của pháp
luật và của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan;
- Áp dụng các
biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giớ, phòn chống ma tuý
trong phạm vi địa bàn hoạt động.
Phối hợp thực
hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma tuý ngoài
phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của
pháp luật;
- Tổ chức thực
hiện Pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩ;.
- Kiểm tra sau
thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định
của pháp luật;
- Áp dụng các
biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm
quyền theo quy định của pháp luật;
-Thống kê Nhà
nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm
vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong
việc tổ chức triển khai nhiệm vụ đươc giao.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật
về Hải quan theo quy định của pháp luật.
4. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định
của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành
chính của các đơn vị trực thuộc và thuộc thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
5. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định
của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải
quan về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn
đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.
6. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và
phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải
quan.
7. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà
nước, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
8. Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật
về Hải quan trên địa bàn.
9. Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của
Cục Hải quan theo quy định của Pháp luật.
10. Hợp tác quốc tế về Hải quan theo quy định của Pháp luật
và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải
quan.
11.Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục
Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.
12. Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp
quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
13. Quản lý, lưu trử hồ sơ tài liệu, ấn chỉ, thuế; quản lý,
sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của
Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng Tổng Cục
Hải quan giao theo quy định của pháp luật.
2. Sơ đồ bộ máy tổ chức:
